Châu Á là nơi tập hợp nhiều nền kinh tế mới nổi, hứa hẹn nhất thế giới. Trong đó, thị trường Đông Nam Á trở nên tiềm năng hơn cả với sức tiêu thụ mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Đông Nam Á – Thị trường mới nổi
Dân số tính đến tháng 2/2021 của các nước Đông Nam Á là 672.877.232 người theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, chiếm 8,57% dân số thế giới. Dự đoán đến năm 2030, Đông Nam Á sẽ chứng kiến sự gia tăng dân số mạnh mẽ, đạt tới 727 triệu người. Năm 2020, tổng GDP ước tính của 11 nước Đông Nam Á là 3,11 nghìn tỷ USD, tăng 1,5 lần so năm 2010, đỉnh điểm là 2019 đạt tới mốc 3,23 nghìn tỷ USD.
Với đặc thù dân số trẻ, độ tuổi trung bình là 30, các quốc gia Đông Nam Á cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Tốc độ tăng trưởng vượt trội đã khiến khu vực này trở thành “mảnh đất màu mỡ” trong mắt các doanh nghiệp quốc tế, thu hút hàng tỷ đô vốn đầu tư. Sự đầu tư mạnh mẽ của 2 ông lớn trong ngành thương mại điện tử thế giới là Amazon và Alibaba vào khu vực đã tạo tiền đề cho việc thay đổi thói quen tiêu dùng của các quốc gia Đông Nam Á, giúp các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế dễ dàng gia nhập thị trường này.
Năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của các nước Đông Nam Á từ Hoa Kỳ ước tính 86,1 tỷ USD, tăng 0,2% (205 triệu USD) so với năm 2018 và tăng 60,1% so với năm 2009.
Các ngành hàng nhập khẩu chủ yếu:
- Dịch vụ (các dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ quản lý và chuyên môn, và các lĩnh vực du lịch): 39 tỷ USD
- Thiết bị điện tử: 15 tỷ USD
- Nông sản: 13 tỷ USD
- Máy móc: 9,7 tỷ USD
- Máy bay: 9,1 tỷ USD
- Nhiên liệu khoáng sản: 7,1 tỷ USD
- Dụng cụ quang học và y tế: 5,6 tỷ USD.
Sự phát triển của thương mại điện tử cũng đã tạo ra cơ hội cho các dịch vụ hậu cần nhanh hơn và tốt hơn để đảm bảo dòng hoạt động của chuỗi cung ứng được thông suốt. Tuy vậy ngành này vẫn trong giai đoạn phát triển sơ khai, luôn tiềm ẩn những thách thức trong chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á.
Địa hình địa lý phức tạp, đường xá kém khiến việc giao hàng chặng cuối trở thành thách thức đối với các nhà cung cấp 3PLs và những người chơi thương mại điện tử trong khu vực. Ví dụ, Indonesia bao gồm hơn 17.000 hòn đảo và một phần lớn khách hàng sống ở những khu vực không có đường trải nhựa hoặc biển báo rõ ràng.
Dựa trên nền tảng công nghệ & tự động hóa, VELA cung cấp dịch vụ Fulfillment đáng tin cậy với hệ thống kho bãi rộng tại 5 nước Đông Nam Á và tự động hóa việc hoàn tất đơn hàng. Ngoài ra, giải pháp quản lý vận chuyển quốc tế và giao hàng chặng cuối của VELA được thiết kế chuyên biệt bởi các chuyên gia logistics, phù hợp với từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhằm đảm bảo mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất.
Du lịch trực tuyến cũng trở thành một điểm sáng trong khu vực khi Expedia (Mỹ) đầu tư 350 triệu USD vào Traveloka. Theo nghiên cứu của Google và Temasek Holdings, doanh thu của ngành du lịch trực tuyến Đông Nam Á sẽ lên đến gần 70 tỷ USD vào năm 2025, nhờ vào 2/3 cư dân châu Á ở độ tuổi dưới 40 và mức chi tiêu cho du lịch ngày càng tăng cao.
Đông Nam Á là một thị trường mới mẻ, thu hút các doanh nghiệp quốc tế nhờ sức tiêu thụ mạnh mẽ. Đến năm 2030, có thể nói, sức tiêu thụ khổng lồ của các quốc gia này không chỉ đến từ việc gia tăng dân số, mà phần lớn sẽ đến từ việc tăng mức chi tiêu bình quân đầu người.
Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần hướng đến việc duy trì sự phù hợp, chuẩn bị cho những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và sở thích của khách hàng và có kế hoạch hoạt động khi các mô hình tiêu dùng khác đi so với trước đại dịch.